HOTLINE:  0983 777 347

Vui lòng liên hệ trước khi đến showroom để chúng tôi phục vụ quý khách tốt nhất
Tiếng Việt English

Tin hot

Đôi vợ chồng trẻ “truyền lửa” đam mê tranh gạo - Báo Làng Nghề Việt Nam - Thứ Năm - 07/04/2022

LNV - Đôi vợ chồng Khoa Đăng - Ngọc Quỳnh cùng với mẹ ruột Ngô Thy Loan và em gái Nguyễn Thúy Vy là những...

Đọc tiếp

Tranh Gạo Sơn Màu Thủ Công Logo Các Công Ty - Hướng Đi Mới Đầy Sáng Tạo Và Độc Đáo Của Tranh Gạo Quỳnh Vy

Các công ty luôn mong muốn logo thương hiệu của mình được tôn vinh theo những cách riêng sáng tạo và độc đáo...

Đọc tiếp

Tranh Gạo Quỳnh Vy - Những Gam Màu Mới Cho Sự Thành Công Mới

Không ngừng sáng tạo là điều chúng tôi cực kỳ tâm đắc và đó cũng là nét tính cách tiêu biểu của các...

Đọc tiếp

Gia đình Tranh Gạo Quỳnh Vy chúc tết trong MV mới của ca sĩ nhí Minh Vy

​Mỗi năm Tết đến xuân về, bên cạnh niềm vui sum vầy cùng gia đình với những món ăn truyền thống, ngắm...

Đọc tiếp

Tranh Gạo Quỳnh Vy Và Hành Trình 10 Năm Lan Tỏa Giá Trị Nghệ Thuật

Trong một lần tình cờ được tiếp cận với tranh gạo, anh Khoa Đăng và chị Ngọc Quỳnh đã bị mê hoặc để...

Đọc tiếp

Video clip


Cộng đồng


Bản Đồ

Đưa Tranh Gạo Đến Trường, Bài Viết Trên Báo Giáo Dục (T12/2019)

Trong một lần tình cờ được tiếp cận với nghệ thuật tranh gạo, chị Nguyễn Ngọc Quỳnh đã bị mê hoặc để rồi trở thành người tiên phong của Việt Nam đưa nghệ thuật tạo hình này đến gần hơn với công chúng, giúp mọi người thêm yêu và trân quý hạt gạo quê hương.

 

Ch Qunh đang gii thiu tranh go đến hc sinh Trưng THCS Hunh Khương Ninh (Q.1)

Buổi ban đầu (2009) chị Quỳnh cùng với chồng và em khởi điểm với sản phẩm khá quen thuộc là tranh cát. Chỉ sau một thời gian ngắn, chị quyết định mở rộng mô hình kinh doanh và trở thành doanh nghiệp đầu tiên giới thiệu nghệ thuật tranh gạo ra thị trường.

Theo chị Quỳnh, để có được những tác phẩm tranh gạo “hút hồn” khách hàng, điều quan trọng đầu tiên của người nghệ nhân là phải chọn được những loại gạo có màu hoàn toàn tự nhiên và không sử dụng bất cứ một loại hóa chất nhuộm màu nào. Một số loại gạo như nếp than, huyết rồng có thể sử dụng được ngay. Còn gạo tám, gạo tẻ… thì phải sấy và gia nhiệt để tạo nên các tông màu từ trắng, vàng đến nâu nhạt, nâu sậm, đen… Việc xử lý để bảo quản gạo cũng đòi hỏi sự công phu và cẩn trọng. Nhưng cái khó nhất vẫn là sự kiên nhẫn và tỉ mỉ xếp gạo lên tranh, phối màu sáng tối để tạo nên “cái thần” cho tác phẩm.

Vượt qua những khó khăn ban đầu, thương hiệu tranh gạo của chị Quỳnh không chỉ được nhiều người trong nước biết đến mà còn lan ra nhiều nước trên thế giới qua những lần giới thiệu, tổ chức triển lãm. Với chị đó là thành quả mà mình và gia đình đã bỏ công, bỏ sức rất nhiều mới có được.

Không chỉ chú trọng phát triển tranh gạo, chị Quỳnh còn đặc biệt quan tâm tới các hoạt động xã hội với rất nhiều chương trình thiện nguyện. Hình thức tham gia là đóng góp các bức tranh gạo để đấu giá gây quỹ ủng hộ những mảnh đời kém may mắn trong xã hội. Đã có tác phẩm bán được tới trên 200 triệu đồng. “Mỗi bức tranh đóng góp là tấm lòng của toàn thể gia đình tranh gạo Quỳnh Vy, chúng tôi mong ngóng, hồi hộp đếm ngược tới thời gian đấu giá. Có những lúc tôi bật khóc trên sân khấu vì tác phẩm của chúng tôi được nhiều người đón nhận”, chị Quỳnh nghẹn ngào chia sẻ.

Trong một lần ở lớp có phong trào giới thiệu về nghề nghiệp của cha mẹ, con trai lớn của chị Quỳnh đã tự hào khi kể về nghề nghiệp của cha mẹ mình, đó là kinh doanh tranh gạo và sẵn sàng mang tác phẩm của mình đi giới thiệu khắp nơi. Với sự tò mò, cô giáo của con trai chị Quỳnh đã mời chị đến giới thiệu về tranh gạo. Không ngờ “vạn sự khởi đầu nan”, sau lần đó, các trường khác hay tin cũng “đặt hàng” chị về giới thiệu cho học sinh của mình. Và rồi, khi nhìn những mầm non chăm chú lắng nghe, gắp từng hạt gạo tỉ mỉ để hoàn thành tác phẩm, chị Quỳnh quyết định thực hiện dự án “Tranh gạo đến trường” khoảng 2 năm nay hoàn toàn miễn phí.

Chương trình đã tiến triển rất thành công khi ngày càng có nhiều trường liên hệ để phối hợp, kết nối thực hiện hoạt động này. Chị Quỳnh cũng cam kết dự án “Tranh gạo đến trường” sẽ kéo dài mãi mãi để cho các em biết và trân quý những hạt gạo mà người nông dân phải vất vả mới có được.

Bài, ảnh: Kiu Khánh

Nguồn tin tham khảo:

https://www.giaoduc.edu.vn/dua-tranh-gao-den-truong.htm

 


Zalo